Welcome & Happy Holidays!
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0

    [Hướng Dẫn] thiết lập giao tiếp module Zigbee DRF1605H với máy tính

    1. Giới thiệu module zigbee DRF 1605H
    Để có thể thiết lập được một mạng ZigBee cơ bản với module DRF 1605H chúng ta cần:
    - 2 module DRF 1605H


    [IMG]http://*************/attachments/71984/[/IMG]


    Module ZigBee DRF1605H được thiết kế trên chip CC2530F256, chip chuyên dụng cho giao thức ZigBee 2007 với 256K bộ nhớ Flash, module DRF1605H giao tiếp truyền dữ liệu qua Uart.
    Đặc tính của module:
    +Điện áp hoạt động: DC 3.3V (2.6V-3.6V)
    +
    Uart Baud rate: 38400bps, 9600bps, 19200bps, 57600bps, 115200bps.
    +Tần số hoạt động: 2460MHz, 2405MHz-2480Mhz, khoảng cách các kênh 5M.
    +Cấu hình: Router, Coordinator.( mặc định: Router PAN ID 0x199B, kênh 22 (2460MHz).
    +Giao tiếp : Uart 3.3V TX-RX.
    Khoảng cách truyền: 1.6Km
    Module được cấu hình là Coordinator, khi nguồn được cấp cho tất cả các module thì Coordinator sẽ tự động gán các địa chỉ cho tất cả các điểm. Về truyền dẫn dữ liệu
    Coordinator nhận dữ liệu từ Serial Port sẽ tự động gởi đến tất cả các Node, và ngược lại khi các node nhận dữ liệu từ Serial Port sẽ gởi về Coordinator. Module cho phép thay đổi thành router hoặc Coodinator thông qua quá trình cài đặt.

    - và một đế cắm


    [IMG]http://*************/attachments/71985/[/IMG]



    [IMG]http://*************/attachments/71986/[/IMG]


    Đế cắm sử dụng chip PL2303, cổng giao tiếp với tính USB, Baud rate 9600, 19200, 38400, 57600, 115200. Với 2 led báo hiệu trạng thái kết nối, 2 buton test và reset module,module sử dụng nguồn 5V. (trong bài thí nghiệm này mình sẽ dùng cable USB để nối với máy tính).
    2. Các thành phần phụ trợ
    - Mình sử dụng thêm module KIT PIC V1 NEW của mua tại trang Banlinhkien của Minh Hà.
    Để có thể phát triển giao tiếp với vi điều khiển PIC sau này. Ở module này có hỗ trợ nguồn 3v3 lợi dụng nó cấp nguồn cho module zigbee luôn.

    Thông số kĩ thuật và hướng dẫn sử dụng module KIT PIC V1 New có thể xem tại:
    KIT PIC V1 New_PIC_KIT Phát Triển_Linh Kiện Điện Tử Minh Hà - BanLinhKien.Vn - MinhHaGroup.Com

    - Để có thể giao tiếp UART với module Zigbee DRF 1605H với máy tính qua cổng usb ta dùng cable:
    USB TO COM PL2303

    Thông số kĩ thuật và hướng dẫn sử dụng cáp chuyển đổi tại đây:
    USB TO COM PL2303 V2_Module Chuyển Đổi_Module_Linh Kiện Điện Tử Minh Hà - BanLinhKien.Vn - MinhHaGroup.Com

    OK tiếp theo !!!!!!!!!!! >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

    3. Kết nối và thiết lập

    Để cấu thành một mạng ZigBee cần 3 yếu tố : Coordinator, Router và End Divice.


    +Coordinator: là thành phần quan trọng cấu thành nên mạng ZigBee , khi một node muốn gia nhập vào mạng , thì Coordinator sẽ gán cho nó 1 đại chỉ và node đó trở thành node con trong mạng. Mỗi mạng ZigBee cần chi duy nhất 1 Coordinator, nếu trong vùng mạng có tới 2 Coordinator thì khi được cấp nguồn PAN ID của Coordinator đó sẽ tự động thêm PAN ID khác tránh PAN ID đã tồn tại để tránh xung đột.

    +Router: Có nhiệm vụ chuyển các gói tin bằng cách tìm ra con đường phù hợp nhất trong mạng. Khi một node được thêm vào trong mạng, node có thể được gán một địa chỉ. Trong một mạng ZigBee có thể có nhiều hơn một router, router có thể gởi hoặc nhận dữ liệu.


    Bước 1: Các module đế cắm của module Zigbee, và cable giao tiếp UART to COM đều sử dụng chíp PL2303.

    Vậy đầu tiên ta phải cài driver PL2303 để máy tính nhận diện giao tiếp với các ngoại vi này.

    Sau khi tải file ISO
    [Hshop.vn] DTK DRF1605H Zigbee cc2530 về bạn giải nén tìm đến mục:
    DTK Zigbee Module V57 English/USB Driver/PL2303_Prolific_DriverInstaller_v1.5.0.exe
    Chạy file PL2303_Prolific_DriverInstaller_v1.5.0.exe để cài đặt driver chip PL2303.
    Ngoài ra driver này cũng được cung cấp trên trang bán hàng của banlinhkien.vn mà mình đã ad link ở trên.

    Bước 2: Cắm dây USB vào đế + module zigbee => thiết lập Coordinator


    [IMG]http://*************/attachments/71999/[/IMG]


    Cả hai đèn led xanh dương sẽ cùng nhấp nháy... vậy là module đã dc cấp nguồn ok rồi.
    ( hai đèn nhấp nháy cùng nhịp cũng cho biết module đang được thiết lập là Router)
    Kiểm tra cổng COM đã nhận:


    [IMG]http://*************/attachments/72001/[/IMG]


    Trong phần giải nén file ISO ở trên tìm đến mục DTK Zigbee Module V57 English => Configure Software => V51 => chạy phần mềm Zigbee Module Configure V51.exe được giao diện như sau:


    [IMG]http://*************/attachments/72000/[/IMG]


    Đầu tiên mục Select COM mình chọn cổng COM đã nhận đế Zigbee ở đây máy mình nhận COM2
    => Nhấn connect . Sau khi connect thành công giao diện sẽ báo Baud Rate, (mặc định khi mới mua module zigbee về là 38400) và cái chấm đỏ xuất hiện ngay cạnh nút Disconnect.
    => Mục PAN ID nhấn nút READ sẽ cho ta giá trị PAN ID, tương tự với các mục còn lại READ hết lên .... READ khi nào phê hết thuốc thì thôi =)) . Chú ý : chưa nhấn setting vội, phải xem nó là cái gì trước đã.
    Ban đầu mục Point Type chưa phải là Coodinator như trên hình đâu mà nó là Router (mặc định khi mới ra lò).
    => Bước tiếp theo ta phải thiết lập cho module zigbee đầu tiên này là Coordinator bằng nút Setting to Coordinator, sau đó nhấn disconnect thoát chương trình. Rút cổng USB đang kết nối với module ra.
    => Cắm lại cổng USB với máy tính. Mở lại chương trình Zigbee Module Configure V51.exe. Ta tiến hành chọn cổng COM và nhấn connect như các bước đầu tiên. Read hết lên xem lại mục Point Type nếu là Coordinator thì ok rồi. Lúc này trên đế có 1 led báo sáng liên tục còn led kia sẽ nhấp nháy. Để lâu khoảng 5 phút không có tác động gì khác hai led sáng liên tục báo hiệu trạng thái nghỉ tiết kiệm năng lượng của modue.

    Bước 3: Thiết lập Router

    Lần này ta nhấn nút disconnect module Zigbee coordinator trên phần mềm => Rút dây USB ra rồi tháo module zigbee đầu tiên được thiết lập là coordinator ra khỏi đế và thay bằng module zigbee thứ 2.
    => cắm lại dây USB ta tiến hành kết nối lại bình thường. Mở phần mềm Zigbee Module Configure V51.exe lên. Tương tự ra cũng READ hết các giá trị của module này. Ta chú ý vào mục Point Type thông thường nó đã là Router còn không thì phải nhấn Setting to Router rồi reset lại module bằng cách disconnect bằng phần mềm rồi nhấn nút reset trên đế sau đó connect lại. Có thể rút dây USB rồi cắm lại thay cho nút Reset ))
    => Ngoài Point Type ta chú ý Baud Rate và PAN ID. Hai thông số này phải trùng khớp với module coordinator trước đó thì sau này Coordinator mới tự động nhận Router trong mạng và gán địa chỉ Short Address (địa chỉ này giúp các gói tin truyền đến đúng địa chỉ nút nhận, được thêm vào trong khung truyền Point to Point) cho nó. Sau khi thiết lập trùng khớp ta reset lại module.
    => Ngắt kết nối module và kế nối lại để kiểm tra các thông số.
    => Tháo module Zigbee Router ra và kết nối với KIT PIC V1 new và cáp USB to COM.
    Để biết được chân cẳng và cả cách truyền dữ liệu giữa các module zigbee ta xem tài liệu, tất cả đều có trong file IOS được giải nén. Nó các tài liệu nằm trong mục DTK Zigbee Module V57 English/User Guide/DRF1605H.pdf

    Để cấp nguồn 3.3V cho module Router ta nối chân 11-GND và 12-3.3V của module zigbee router tương ứng với cọc 3.3V và GND của module KIT PIC. (2 dây trắng và đen)


    [IMG]http://*************/attachments/72010/[/IMG]


    Để giao tiếp với máy tính ta nối.
    Xanh Lá (TX-Cable) - 4 (RX-Module)
    Trắng (RX-Cable) - 5 (TX-Module)
    Đỏ (5V-Cable) - 5V (KIT PIC)
    Đen (GND-cable) - GND (KIT PIC)


    [IMG]http://*************/attachments/72014/[/IMG]


    => kết nối xong xuôi ta cắm USB to COM vào máy tính cấp nguồn cho KiT PIC và Module Zigbee.
    Rồi thử mà không thấy khét hay nổ gì thì :-ss thì bây giờ rút USB to COM ra chuyển sang phần tiếp theo=D>

    4. Test mạng

    Bước 1:
    Cắm dây USB nối đế + module zigbee coordinator với máy tính.
    => Ta sử dụng phần mềm ZigBee Sensor monitor của TI hỗ trợ.
    Có thể tìm thấy phần mềm này trong file ISO đã cung cấp ở trên.
    DTK Zigbee Module V57 English/TI Sensor Monitor/Setup_ZigBee_Sensor_Monitor_1.2.0.exe
    Ta chạy file Setup_ZigBee_Sensor_Monitor_1.2.0 để cài đặt.


    [IMG]http://*************/attachments/72011/[/IMG]


    sau khi cài xong mở chương trình ta được giao diện sau


    [IMG]http://*************/attachments/72013/[/IMG]


    Ta chọn cổng COM tương ứng với kết nối module Zigbee coordinator. Ấn nút Play trên giao diện phần mềm. Nếu thành công ta được một chấm đỏ báo nốt mạng Coordinator đang online.

    Bước 2:
    bước này ta mới cắm USB to COM cấp nguồn cho Zigbee Router. Theo dõi giao diện phần mềm Zigbee sensor vẫn không có thay đổi gì. Tại sao vậy ?????
    Sau khi kết nối Coordinator với máy tính và đại diện là vòng tròn đỏ trên phần mềm test, ta tiến hành cấp nguồn cho các node mạng còn lại, chờ khoảng 3s khi nguồn ổn định ta kích vào chân số 3 of J2 (Test button) của module Zigbee Router (Nháy chân này vào cọc GND => hạ mức logic xuống 0 )


    [IMG]http://*************/attachments/72016/[/IMG]


    để gửi gói tin tới Coordinator yêu cầu tham gia mạng sau khi Coordinator kiểm tra xong thì kết nối mạng được thành lập. Được kết quả sau:

    [IMG]http://*************/attachments/72017/[/IMG]


    0x0001 đây chính là short address mà coordinator gán cho router trong mạng, 13:09:59 là thời điểm gói tin yêu cầu tham gia mạng được gửi tới.

    5. Truyền nhận dữ liệu qua mạng không dây
    Để nắm được phần này bạn phải tham khảo tài liệu hướng dẫn có trong file ISO đã cung cấp ở trên (Tiếng Anh). Có 2 phương pháp truyền dữ liệu. Ở đây mình chỉ thực hiện một phương pháp làm ví dụ.


    [IMG]http://*************/attachments/72021/[/IMG]


    Các bạn có thể sử dụng sử dụng các phần mềm test Terminal có chức năng tương tự để thực hiện.



    [IMG]http://*************/attachments/72019/[/IMG]


    Chọn COM2 và BaudRate 38400 cho kết nối Coordinator.


    [IMG]http://*************/attachments/72020/[/IMG]


    Chọn COM1 và BaudRate 38400 cho Router


    [IMG]http://*************/attachments/72025/[/IMG]


    Gói tin truyền đi bởi coordinator


    [IMG]http://*************/attachments/72024/[/IMG]


    Dữ tin nhận được ở router.
    Cách truyền từ Router về Coordinator cũng tương tự. Các bạn đọc thêm trong tài liệu để thực hành.

    Mình là dân điện lấn sân sang CNTT nên còn nhiều thiếu xót về chuyên môn, bài viết còn sơ sài. Mong nhận được sự đóng góp của các bạn. Bạn nào có thắc mắc gì thêm chúng ta cùng thảo luận ở bên dưới.
    Xin cảm ơn đã quan tâm ! chúc các bạn thành công.

    View more random threads:


  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0
    Chào bạn. cho mình hỏi chút. mình muốn sử dụng một node để thu thập các giá trị cảm biến sau đó gửi về coordinator thì phải lsao? mình có thể lập trình ngay chip trên module để có thể đọc dữ liệu cảm biến sau đó truyền về coordinator được không vậy.
    Thanks!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Mình chưa thử lập trình với chíp C2530. Nhưng chip này có thể lập trình được vì nhà sản xuất module thực chất đã nạp firmwave do họ lập trình vào để module có các chức năng như hiện tại. Mội dòng module zigbee khác là:Module Zigbee Core2530
    Trang hỗ trợ dành riêng cho module này:
    XCore2530 - Waveshare Wiki
    Module trên cũng có nhân là chip CC2530 có hỗ trợ bộ nạp firmwave và bạn có thể tự thiết kế firmwave cho riêng mình. Tuy nhiên mình không rõ chíp CC2530 này có hỗ trợ bộ ADC để đọc một số loại cảm biến sử dụng phương pháp đo ADC hay không.
    Còn về phần mình thì mình đang sử dụng một vđk pic 16f877a đo cảm biến truyền dữ liệu tới module zigbee Router qua cổng UART ==> module Router phát các gói dữ liệu tới Coordinator qua mạng không dây => coordinator nhận được sẽ truyền dữ liệu lên máy tính qua cáp USB to COM giao thức RS232. Mình sử dụng VB6 để lập trình giao diện giám sát trên máy tính. Trên tài liệu mà nhà sản xuất cung cấp theo Module (mình có đính kèm file ISO ở trên). Có hướng dẫn 2 phương pháp truyền dữ liệu chính là:
    Phương pháp truyền đồng loạt:
    Bất kì gói dữ liệu nào từ bất kì Router nào phát đi cũng sẽ được truyền tới Coordinator không yêu cầu short address. Bất kì gói dữ liệu nào từ Coordinator truyền đi sẽ tới tất cả các Router không yêu cầu địa chỉ đến.
    Phương pháp điểm - điểm:
    Gói dữ liệu sẽ có thành phần địa chỉ đến. Chỉ những nốt nào có địa chỉ đến trùng với địa chỉ được kèm trong gói tin mới nhận được nội dung dữ liệu. Phía nhận sẽ nhận được thông tin địa chỉ của nốt đã gửi kèm theo trong gói tin.
    Chi tiết tham khảo trong tài liệu đính kèm. (trang 30)



    Trích dẫn Gửi bởi HuyhOang24
    Chào bạn. cho mình hỏi chút. mình muốn sử dụng một node để thu thập các giá trị cảm biến sau đó gửi về coordinator thì phải lsao? mình có thể lập trình ngay chip trên module để có thể đọc dữ liệu cảm biến sau đó truyền về coordinator được không vậy.
    Thanks!

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 12:03 PM. Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2025 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.