Kết quả 1 đến 7 của 7
-
04-20-2014, 05:20 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jun 2016
- Bài viết
- 0
Lịch sử phát triển và định nghĩa về Cơ điện tử.
Thuật ngữ Cơ điện tử ( Mechatronics) được giới thiệu đầu tiên bởi tập đoàn Yaskawa Elektric của Nhật ( Tập đoàn này được thành lập năm 1915), đến năm 1971 tập đoàn này đăng ký Mechatronics là bản quyền của họ. Cơ điện tử lúc này được định nghĩa Mechatronics =mechanics + electronics nghĩa là chỉ đơn thuần là ứng dụng các bộ điều khiển được xây dựng bằng kỹ thuật điện tử số để điều khiển cơ khí chính xác.
Năm 1982 Yaskawa Elektric đã chấp thuận để Mechatronics là một từ của công chúng, nghĩa là mọi người đều có thể sử dụng Mechatronics, chính vì vậy Mechatronics được biết đến như một từ Tiếng Anh và là một thuật ngữ để chỉ một ngành riêng biệt đó là "Cơ điện tử". Từ đó đến nay đã hơn 30 năm, Cơ điện tử phát triển nhanh chóng ở tất cả các quốc gia, châu lục... nó trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn ở từng đất nước. Chính vì sự phát triển nhanh chóng mà qua từng thời kỳ Cơ điện tử có nhiều định nghĩa khác nhau, định nghĩa sau luôn bổ xung thêm cho định nghĩa trước. Một số định nghĩa điển hình về cơ điện tử được phát biểu như sau:
[IMG]http://*************/attachments/27779/[/IMG]
- Cơ điện tử là hệ thống thiết kế và chế tạo sản phẩm mà hệ thống đó có cả chức năng cơ khí và chức năng điều khiển thuật toán tích hợp.
- Hệ thống cơ điện tử là máy được tích hợp với các hệ thống được lập trình hoặc khả trình với nhận thức, hoạt động và truyền thông (Royal institute of technology của Thụy điển)
- Cơ điện tử là sự tích hợp của 3 công nghệ then chốt: Cơ khí, điện và điều khiển (Louisian State University USA)
- Cơ điện tử là sự kết hợp giữa 4 mảng kiến thức: Cơ khí, điện tử, điều khiển và máy tính ( Theo giáo sư Kevin Craig USA)
- Cơ điện tử là kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, thực hiện và bảo trì các sản phẩm thiết kế thông minh và được tích hợp của công nghệ cơ khí, điện tử, máy tính và công nghệ phần mềm ( theo engineersaustralia.org của Úc)
Cơ điện tử cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa cuối cùng và nó không có giới hạn về các định nghĩa bởi lẽ Cơ điện tử không phải là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà là ngành ứng dụng kỹ thuật mới nhất của khoa học cơ khí chính xác, lí thuyết điều khiển, khoa học máy tính, điện và điện tử trong quá trình thiết kế để tạo nên sản phẩm có khả năng tương thích cao, độ tin cậy với nhiều chức năng.
[IMG]http://*************/attachments/27780/[/IMG]
[IMG]http://*************/attachments/27776/[/IMG]
================
TÌM HIỂU THÊM...View more random threads:
- Dịch Vụ Vệ Sinh Máy Tính Pc Laptop Tại Nhà Trường Thịnh Hcm
- Pallet nhựa đã qua sử dụng giá bao nhiêu? Kinh nghiệm mua như thế nào?
- báo động cho xe đẩy hàng
- Piano cổ điển như thế nào
- Xin chào quý vị các bạn của trung tâm ánh sáng sân khấu việt. Quý vị đang có làm theo lắp đặt
- Có Bạn Nào biết về dùng ampemet để đo dòng điện hiển thị trên LCD ko.. chỉ mình cái này với
- tiệm Micro Không Dây Cài Đầu uy tín, Uy tín, giá rẻ nhất
- Tất tần tật về chương trình khuyến mãi khủng nhất Việt Thương Music
- Đàn Piano cơ giảm đến 12 triệu tại Việt Thương Music
- Nhạc cụ khuyến mãi giá Sốc tại Việt Thương Music
-
04-20-2014, 09:02 PM #2Banned
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Chào Anh,em là một sinh viên ngành cơ điện tử va em đã ra trường được hơn nữa năm,em có một vài ý kiến về ngành của mình như sau: (không đúng xin anh bỏ qua)hj.
- Ngành của mình kiến thức quá rộng,khả năng của sinh viên thì không thể nắm bắt được hết,khi ra trường tụi e không biết xác định theo hướng nào,cơ khí hay điện tử...
- Chất lượng đào tạo của các trường (em không nói tất cả các trường) đối với "Cơ Điện Tử" chỉ là đào tạo cho có.Về cơ sở vật chất cũng như chương trình đào tạo,...
- Về bằng cấp ngành cơ điện tử lại thuộc khoa cơ khí khi ra trường thì cấp bằng theo ngành chứ không theo chuyên ngành(ra trường bằng cấp ghi là ngành cơ khí) khó khăn trong việc xin việc làm rất nhiều.
Một ví dụ cụ thể là chình bản thân em.em nói mong các anh đừng cười:em học ngành cơ điện tử,của trương" ..."(không tiện nói ra tên trường như thế có rất nhiều vấn đề) trường em dạy thật sự k có chút gì gọi là bản chất của cơ điện tử hết , chỉ đem các môn cơ khí, điện tử ra dạy...điển hình anh văn thì dạy anh văn chuyên ngành cơ khí,k dạy hệ thống cơ điện tử...đa số khi ra trường đi làm về cơ khí rất nhiều...đạo tạo ra làm cho em cảm thấy" nữa nạc nữa mỡ "giờ ra đi làm rồi phải bắt đầu học lại tìm lại kiến thức rất là khổ.
Mình mong các bạn yêu thích cơ điện tử hãy tìm hiểu thật kĩ về trường dạy rồi hãy đăng kí chứ đừng như mình.
-
04-20-2014, 11:27 PM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Mình tốt nghiệp từ Bách Khoa ra.
Nhận thấy Cơ Điện tử Bách Khoa dạy cũng rất là lung tung. Không có hướng dẫn cụ thể đâu.
Chủ yếu vẫn là sinh viên tự tìm hướng đi, và tự nghiên cứu. Đại học chỉ rèn luyện khả năng tự nghiên cứu thôi, chủ yếu là rèn luyện tư duy và cách suy nghĩ.
Bởi vì ngành Cơ Điện tử thật sự quá rộng. Nói như ông Robert (chủ biên cuốn Mechatronics Handbook) thì: Kỹ sư Cơ Điện tử là Super Engineer.
Ra trường thì cái gì cũng biết, nhưng thực ra chả biết cái gì.
-
04-20-2014, 11:56 PM #4Silver member
- Ngày tham gia
- Feb 2016
- Bài viết
- 0
Chào bạn!
Vấn đề định hướng việc làm nằm trong dự định các bài viết về Cơ điện tử của mình, có lẽ mình sẽ phân tích hoặc nhờ một thầy nào tâm huyết phân tích về vấn đề việc làm sau, hiện tại mình xin trả lời một số thắc mắc của bạn như sau:
- Ngành của mình kiến thức quá rộng,khả năng của sinh viên thì không thể nắm bắt được hết,khi ra trường tụi e không biết xác định theo hướng nào,cơ khí hay điện tử...
Quá trình học Cơ điện tử bậc đại hoc của các bạn có 5 năm để học, 3 năm đầu các bạn sẽ được học tất cả các phần của Cơ điện tử, sau khi hết 3 năm nếu bạn học một cách bình thường bạn có thể hiểu được Cơ điện tử là như thế nào và Hệ thống Cơ điện tử bao gồm những phần gì. Kiến thức cơ sở của các bạn lúc này đã khá đầy đủ, nó có thể trang bị cho các bạn những cơ sở chung nhất để bạn đi sâu vào Điện tử, Cơ khí, hay điều khiển hoặc đi sâu về lĩnh vực máy tính. Điều cần ở các bạn lúc này là xem khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào sau khi ra trường. Giả sử bạn học cơ khí thì hãy đi sâu về cơ khí, đi sâu về CAD/CAM/CNC và đồ án tốt nghiệp ra trường của bạn cũng sẽ làm về CNC, nếu bạn theo điện tử hãy đi sâu về lý thuyết mạch, đi sâu về phần cứng, code; nếu bạn theo điều khiển hãy đi sâu về lý thuyết điều khiển, từ điều khiển truyền thống đến điều khiển hiện đại với các thuật toán như PID, Lyapunov... và sử dụng các công cụ như Matlab ( Anfis, simulink...).... Điểm khó khăn nhất của các bạn lúc này là quyết định mình đi sâu về phần nào và hãy chủ động tìm hiểu, thực hành về nó.
Nhiều bạn ở giai đoạn này đã buông trôi, để thầy dạy gì học đó và học một cách thụ động chính vì vậy khi ra trường sẽ lơ mơ về ngành của mình và gần như không nắm được gì.
Đến khi làm đồ án tốt nghiệp các bạn sẽ được làm theo nhóm, một đồ án cơ điện tử thông thường từ 3 đến 4 bạn thực hiện và các bạn ghép theo tìm hiểu chuyên sâu các bạn đã chọn từ khi hết năm thứ 3.
Như vậy cũng không phải là quá khó phải không bạn?
- Chất lượng đào tạo của các trường (em không nói tất cả các trường) đối với "Cơ Điện Tử" chỉ là đào tạo cho có.Về cơ sở vật chất cũng như chương trình đào tạo,...
Ở đây chỉ có thể trách một số trường mới thành lập, hoặc một số trường chưa đủ cơ sở vật chất, chí ít là phòng thí nghiệm cũng tổ chức tuyển sinh và đào tạo Cơ điện tử, điều này làm cho ngành Cơ điện tử đang bị hiểu sai và sinh viên tốt nghiệp ở các trường này khi ra trường sẽ vô cùng khó khăn trong tìm việc làm.
- Về bằng cấp ngành cơ điện tử lại thuộc khoa cơ khí khi ra trường thì cấp bằng theo ngành chứ không theo chuyên ngành(ra trường bằng cấp ghi là ngành cơ khí) khó khăn trong việc xin việc làm rất nhiều.
Một ví dụ cụ thể là chình bản thân em.em nói mong các anh đừng cười:em học ngành cơ điện tử,của trương" ..."(không tiện nói ra tên trường như thế có rất nhiều vấn đề) trường em dạy thật sự k có chút gì gọi là bản chất của cơ điện tử hết , chỉ đem các môn cơ khí, điện tử ra dạy...điển hình anh văn thì dạy anh văn chuyên ngành cơ khí,k dạy hệ thống cơ điện tử...đa số khi ra trường đi làm về cơ khí rất nhiều...đạo tạo ra làm cho em cảm thấy" nữa nạc nữa mỡ "giờ ra đi làm rồi phải bắt đầu học lại tìm lại kiến thức rất là khổ.
Học ngành nào cũng vậy, nếu quá trình học các bạn học thật, thực hành thật thì khi ra trường hãy tự hào rằng mình đã học ngành đó. Cũng như tất cả sinh viên Cơ điện tử hãy tự hào mình học Cơ điện tử, có chăng trách nhiệm của các bạn sẽ lớn hơn khi phải thể hiện mình là một kỹ sư Cơ điện tử thực sự.
-
04-21-2014, 02:40 AM #5Silver member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 0
Học đại học chưa định hướng được thì "Học đại" một nhánh nào đấy đi! Miễn mình là người giỏi nhất trong nhóm đấy thì mình không bao giờ bị xã hội đào thải cả!
-
11-19-2014, 04:03 AM #6Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
cho hỏi ngành cơ điện tủ thì mình nên tập trung học những môn nào chính để ra trường đi làm ạ.
-
01-22-2015, 04:58 AM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Jun 2016
- Bài viết
- 0
CHO EM HỎI ANH NÀO CÓ EBOOK:
Cơ điện tử Tập 2 của robert h.bishop
Cho em xin với ạ.. muốn đọc mà toàn sách chẳng có ebook để in.. Em cảm ơn ạ!
Lush 3 thậm chí còn tốt hơn, dữ...
Hôm nay, 07:23 PM in Rao vặt tổng hợp